Sign In

Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh: Kỳ vọng phát triển kinh tế xanh, bền vững

14:02 13/06/2022

2016-2020 là giai đoạn thứ 3 Việt Nam triển khai chương trình mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh với kỳ vọng tái cấu trúc, hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa và bền vững.

2016-2020 là giai đoạn thứ 3 Việt Nam triển khai chương trình mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh với kỳ vọng tái cấu trúc, hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa và bền vững. 

 Giai đoạn đầu tiên 2008-2010 đã khởi động thành công khi nhận thức của toàn xã hội nâng lên rõ rệt. Giai đoạn 2011-2015 – giai đoạn triển khai nhiều dự án nhằm tạo ra hệ thống văn bản pháp lý và định hướng chiến lược cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu.

* Nỗ lực để đạt kết quả toàn diện

Theo TS. Trương Đức Trí, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, sau 5 năm thực hiện 2011-2015, với sự tham gia của các Bộ, ngành và 63 tỉnh thành cùng sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, sự nỗ lực chủ động của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Chương trình mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh đã đạt được kết quả toàn diện. Từ hệ thống thể chế, chính sách được hoàn thiện đến nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế; từ nhận thức cộng đồng được nâng lên rõ rệt đến vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế được khẳng định.

Cụ thể, Chương trình đã đánh giá được mức độ biến đổi khí hậu, nước biển dâng; cập nhật kịch bản chi tiết đến từng địa phương; tạo lập được hệ thống cơ sở dữ liệu biến đổi khí hậu, nước biển dâng gắn với mô hình số độ cao phục vụ công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Từ kết quả này, các Bộ, ngành, địa phương đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến từng lĩnh vực, từng khu vực. Đã có 10 Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các Bộ TN&MT, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tai, xây dựng…; các tỉnh như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bến Tre, Ninh Thuận, Trà Vinh, Sóc Trắc là những ngành, những địa phương đi đầu trong triển khai ứng phó.

Cùng với việc nghiên cứu, đánh giá tác động, định ra kế hoạch hành động, nhận thức của cộng đồng, từ cán bộ lãnh đạo đến người dân đã nâng lên rõ rệt. Điều đó có ý nghĩa tiên quyết cho việc triển khai hiệu quả các dự án sau này.

“Có thể nói, trong giai đoạn 2011-2015, việc xây dựng thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu là điểm nhấn nổi bật. Hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng đã ra đời trong giai đoạn này, tạo nền tảng cho công tác quản lý Nhà nước và thực thi các hoạt động về biến đổi khí hậu, tạo ra định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu cho Việt Nam trong 10, 20 năm tới”, ông Trí nói.

Có thể kể đến Nghị quyết 24-NQQ/TƯ của Ban chấp hành Trung ướng đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu; Luật Bảo vệ môi trường có riêng một chương về Ứng phó với biến đổi khí hậu; Luật Khí tượng thủy văn có riêng một chương về Giám sát biến đổi khí hậu…

Ngay từ khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2008, cộng đồng quốc tế đã đặc biệt quan tâm đến Việt Nam – quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Tận dụng các cơ hội, chúng ta đã tăng cường hợp tác, thể hiện rõ quan điểm, lập trường của mình trên các diễn đàn quốc tế đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của các nhà tài trợ. Các đối tác phát triển, tiên phong là Chính phủ Đan Mạch, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng thế giới (WB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Canada, Australia, Hà Lan… đã có nhiều hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực trong ứng phó với biến đổi khí hậu cho Việt Nam, cả ở cấp trung ương và địa phương.

​​​​​​​

Admin Sharepoint

Bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Tăng cường năng lực đàm phán biến đổi khí hậu cho các quốc gia ASEAN

Phát triển rừng ngập mặn gắn với mục tiêu Net Zero

Những nguyên tắc của JETP Việt Nam cần quan tâm

Hà Nội với biến đổi khí hậu

Việt Nam kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn 16-9-2018 "Giữ cho hành tinh luôn mát lành: nỗ lực bảo vệ tầng ô-dôn và khí hậu của chúng ta"

Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh: Kỳ vọng phát triển kinh tế xanh, bền vững